Bạn đang đọc bài viết Các tác phẩm ghi chép về Tướng thuật học tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Tìm hiểu về sách Tướng Thuật và Các tác phẩm ghi chép về Tướng thuật học. Kiến thức trong Tướng thuật và thuật xem bói tướng đoán biết vận mệnh và cuộc đời của con người. Xem bói tướng và xem tướng theo quy luật âm dương ngũ hành. Tìm hiểu về thuật xem bói, bói toán, bói tướng, xem tướng, nhìn tướng người biết số phận cuộc đời. . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Hoàng Đạo cực hấp dẫn!
Ngọc quản chiếu thần cục”, “Nguyệt Ba động trung ký”, "Nhân luân đại thống phú" và "Thái thanh thẩn giám" là bốn cuốn sách được mệnh danh là "tứ đại tướng thư" của Trung Quốc. Phàm những người khao khát tìm hiểu về tường thuật đều nên đọc bốn tác phẩm kinh điển này. Trong đó, hai cuốn "Ngọc quân chiếu thần cục" và "Nguyệt Ba động trung ký" được đưa vào trong "Tứ khố toàn thư", số chữ không nhiều, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, bao gồm toàn bộ các phương pháp xem tướng, đem lại cảm giác mạch lạc, rõ ràng, “tập hợp sở trường của bách gia, hài hoà trong một thể”, được xem là kinh điển truyền thế về nhân tướng học.
“Ngọc quản chiếu thần cục”
Sách xưa có ghi chép rằng “Ngọc quản chiếu thần cục” là do Tổng Tề Khâu (không rõ năm sinh năm mất) thời Nam Đường biên soạn, gồm 3 quyển. Tề Khâu tư là Siêu Hồi, sau đổi thành Tử Tung, người Lô Lăng (nay là thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây). Ông mặc áo vải phò tá Lý Biên (Đường Liệt Tổ), từng đảm đương các chức vụ như Diện trực quân Phán quan, Hữu tư Viên ngoại lang, đồng Bình chương sự, được Lý Cảnh (Đường Nguyên Tông) phòng làm Sở quốc công. Sau có tội nên bị phế bỏ, tự tử mà chết.Chúng ta có thể thấy “Ngọc quản chiếu thẩn cục" trong “Tứ khố toàn thư” có nguồn gốc từ “Vĩnh Lạc đại điển". Bộ sách này chuyên thảo luận về tướng pháp.
Quyển thượng có 12 thiên gồm Lã Đông Tân phủ, Thiên Kim phủ, Trần Đoàn tiên sinh phong giám, Trần Đoàn tụ lý kim, Trần Đoàn tướng ca, Động Huyền kinh tạp đoán ca, Thần Trình Dương tiên sinh thần bộ luận, Tây Nhạc tiên sinh tiệt tướng pháp, Hồ tăng luận ngọc quân tướng thư tổng yếu quyết, Thông tiên lục, Tạp luận, Luận ngũ ứng ngũ hợp.
Quyển trung gồm các nội dung như Hình phân thập tướng đồ, Ngũ quan tạp luận, Phúc bối tướng, Chưởng pháp, Chưởng vân đồ, Cước chưởng vân đồ.
Quyển hạ gồm 5 thiên là Thế cốt, Hình khi, Ngũ sắc, Luận ngôn đàm, Ngũ thị quan tướng. Ngoài ra, còn có vài nội dung tạp luận. Bộ sách này bàn về nhân tướng, tương đối hệ thống, có tổng luận, có phân luận, có đồ thuyết, có ca phú. Mọi tướng đều có hình có thần, có xem tướng ngũ quan, có xem tướng hình dáng cơ thể, có bàn tới khí sắc, lại phân ra bốn mùa. Cuốn sách này còn bàn luận chi tiết về cách xem tướng lòng bàn tay (chưởng pháp), kèm theo 72 hình minh hoạ cho tướng vân trên lòng bàn tay. Mỗi hình vân đều mang một ý nghĩa mệnh lý riêng, còn được giải thích bằng bài thơ 4 câu.
Đây là bộ sách về tướng pháp ra đời khá sớm nên được lưu truyền rộng rãi, được các thế hệ tướng thuật gia tin dùng.
“Nguyệt Ba động trung ký"
Không rõ tác giả, sách được chép lại trong quyển 1 sách “Thông chí - Nghệ văn lược” của Trịnh Tiều đời Tống, được cho là của Lão Quân sáng tác ở động Nguyệt Ba, núi Thái Bạch, gồm 9 thiên. Trong “Quận trai độc thư chí" của Diệu Công Vũ có ghi chép lại hai quyển của bộ sách này. Trong “Tống sử - Nghệ văn chỉ" có ghi chép 1 cuốn tên là "Nguyệt Ba động trung quy giảm" và 1 cuốn có tên là “Nguyệt Ba động trung chí", tuy nhiên đều không nhắc tới ai là tác giả, có thể đây là hai tên gọi của cùng một cuốn sách, cũng có thể là hai cuốn sách khác nhau, tới nay vẫn chưa có tư liệu nào làm sáng tỏ chuyện này.Xem trong phần thể lệ của "Vĩnh Lạc đại điển", rất có thể cuốn đại điển này đã ghi chép lại bản tin thời Tống, có kèm theo một bài tựa. Còn có ý kiến cho rằng, cuốn sách này là do Lão Quân viết trên vách đá tại khám thờ Nam thất tinh trong động Nguyệt Ba, khe Hồng Linh, núi Thái Bạch. Cuốn sách này được lưu truyền đã lâu, song những trước tác tướng thuật đời sau ít dẫn dụng. Trong "Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu" có viết: “Phần bàn luận về tướng pháp nhắc tới ở đây, xem những bản lưu truyền trong dân gian, thì thấy khá là rõ ràng, chắc rằng có được sự truyền thụ, xem mục lục thì thấy có 9 chương từ Tiên tế tới Ngọc chẩm, từ ngữ trong đó đều rất cổ kính, uyên thâm”, do vậy, “Tứ khố toàn thư” đã ghi chép lại nội dung của “Vĩnh Lạc đại điển” mà không hề cắt bỏ. Do số trang khá nhiều, nên phân thành hai quyển. Văn bản hiện tại chúng ta đang có chính là văn bản từ “Tứ khố toàn thư".
“Thái thanh thẩn giám”
Bộ sách “Thái thanh thản giám” gồm 6 quyển, theo ghi chép trong sách cổ thì tác giả của cuốn này là Vương Phác thời hậu Chu. Toàn bộ sách chuyên thảo luận về tướng pháp, ngoài ra còn có một bài tựa, trong đó tác giả tự thuật lại tông chỉ viết cuốn sách này của mình.Quyển 1 gồm Thuyết ca, Tướng pháp diệu quyết, Thần bí luận, Thành Hoà Tử thống luận.
Quyển 2 gồm Tạp thuyết thượng và hạ, Kim thư báo ấn thượng và hạ, Diện bộ nhất bách nhị thập vị, Nhị nghi tương ứng, Ngũ nhạc, Tứ độc, Ngũ quan, Lục phủ, Ngũ hành sở sinh, Ngũ tạng sở sinh, Ngũ biểu sở thuộc chi phương, Ngũ hành tương sinh ca, Ngũ hành tương khắc ca, Tứ học đường vị, Tam phu học đường.
Quyển 3 gồm Tâm thuật luận, Luận đức, Tử sinh luận, Luận thần, Luận khí, Luận sắc định sinh tử quyết.
Quyển 4 gồm phân loại hình dạng, bàn về hình và thần, bàn về ngồi và nằm, bàn về ẩm thực.
Quyển 5 bàn luận về cốt nhục, phân thành rất nhiều nội dung để trình như bàn về trán, đầu, mặt, lông mày, mắt, eo, lưng, bụng, rốn, tứ chi, tay, chân.
Quyển 6 trước tiên bàn về nốt ruồi, sau đó phân thành các tướng khác nhau, có tướng nam và tướng nữ.
Bộ sách “Thái thanh thần giám” có cương mục cụ thể, nội dung rõ ràng, trước là tổng luận, sau là phân luận, mỗi thiên đầu được chia thành các đề mục nhỏ để tiện cho việc phân tích chi tiết. Tác giả chủ trọng tới lý thuyết âm dương phú hình, thiên địa tạo hoá, Ngũ hành sinh khắc. Tướng pháp lại coi trong cốt pháp, khí sắc và tinh thần. Sách có bàn luận, có ca từ, do vậy để hiểu và nắm bắt, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử phát triển của tướng học Trung Quốc, có thể được xem là tư liệu tham khảo_ cho những người muốn nghiên cứu về tư tưởng tướng thuật.
“Chiếu đảm kinh"
“Chiếu đảm kinh” được chép trong “Cổ kim đồ thư tập thành", tương truyền là tác phẩm tướng học được lưu truyền từ thời cổ xưa tới nay, là trước tác tướng thuật dân gian khá nổi tiếng thời cổ đại, cũng được coi là sách xem tướng mặt chi tiết nhất. Văn bản “Chiếu đảm kinh" được lưu giữ đến ngày nay là bản khắc từ thời nhà Minh, có ghi tác giả là Tử Phủ Chân Nhân, người đời sau ngờ rằng chẳng qua chỉ là mượn danh mà thôi. Toàn bộ cuốn sách phân thành hai phần là “Nội thiên” và “Ngoại thiên”."Nội thiên" phân tướng mặt con người thành nhiều dạng khác nhau như kỳ quái, cổ xưa, thanh tú,..., hơn nữa còn giới thiệu rất nhiều cách xem tướng mặt khác nhau.
"Ngoại thiên" trình bày và phân tích tỉ mỉ các phương pháp phán đoán lành dữ tại các vị trí trên khuôn mặt, đồng thời sưu tập rất nhiều các bài thơ kinh điển liên quan tới tướng mặt cổ đại. Nội dung bản luận và phán đoán về tướng mặt khá rõ ràng và toàn điện, lại trình bày và phân tích rất sâu sắc, tỉ mỉ, do vậy cuốn sách đã trở thành kinh điển về nhân tướng học cổ đại được lưu truyền rộng rãi và rất được ưa chuộng.
Nội dung trong “Chiếu đảm kinh" ngắn gọn mà sâu sắc. Nó chứa dựng rất nhiều tư tưởng của các trước tác tướng thuật khác nhau, thông qua hình dáng của các vị trí trên khuôn mặt để phán đoán về trạng thái lành dữ. Ngoài ra, nó còn có một điểm rất đặc biệt, đó chính là chú trọng tới sự kết hợp giữa hình, khí và thần, điều này đã khiến cuốn sách càng trở nên kỳ diệu.
“Nhân luân đại thống phú”
Hai quyển “Nhân luân đai thống phú” là do Trương Hành Giản đời Kim biên soạn, đây là một trước tác về nhân tướng học quan trọng của Trung Quốc được ghi chép trong “Vĩnh Lạc đại điển” đời Minh và “Tứ khố toàn thư” đời Thanh. “Nhân luân đại thống phủ” đã tổng hợp tướng pháp của các tác giả cổ đại Trung Quốc, khái quát thành những nội dung mấu chốt. Các đề mục trong sách rõ ràng, có trình tự, lời lẽ hoa mỹ mà hợp lý, sách được lưu truyền rất hạn chế. Toàn bộ cuốn sách xoay quanh hai nội dung chính là đời người và vận mệnh. Cuốn sách là một kinh điển ra đời từ xa xưa, mặc dù rất ít chữ, song tác giả lại sử dụng những câu ngắn để viết nên bộ sách, nhờ đó người đọc cảm thấy dễ hiểu và nhanh chóng nắm vững. Đây cũng là bộ sách có ảnh hưởng khá lớn trong số các tác phẩm về tướng pháp của Trung Quốc.Mặc dù “Nhân luân đại thống phú” chỉ có vẻn vẹn vài nghìn chữ, song nội dung lại khá toàn diện và. rõ ràng. Những vị trí cơ thể được nhắc tới trong sách là dấu mặt, tay chân, hình thể, động tỉnh, giọng nói, râu tóc, đặc biệt nhấn mạnh vào tướng mặt, ngoài ra còn chủ trọng tới thần thái và khí sắc.
Tổng quan xem tướng số con người
- Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng
- Nền tảng và nguyên nhân khiến Tướng thuật trở nên thịnh hành
- Cách xem tướng người qua Hình tướng, Khí sắc và Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Mặt
- Tổng quan xem bói tướng Tay
- Tổng quan xem bói tướng Đầu
- Tổng quan xem bói tướng Tóc
- Tổng quan xem bói tướng Nốt ruồi
- Tổng quan xem bói tướng Chân
- Tổng quan xem bói tướng Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Khí sắc
Bạn là chòm sao nào?
Bạch dương
21/03 - 19/04
Kim ngưu
20/04 - 20/05
Song tử
21/05 - 20/06
Cự giải
21/06 - 22/07
Sư tử
23/07 - 22/08
Xử nữ
23/08 - 22/09
Thiên bình
23/09 - 22/10
Thần nông
23/10 - 21/11
Nhân mã
22/11 - 21/12
Ma kết
22/12 - 19/01
Bảo bình
20/01 - 18/02
Song ngư
19/02 - 20/03
Bạn là con giáp nào?
Tuổi Tý
Chuột
Tuổi Sửu
Trâu
Tuổi Dần
Hổ
Tuổi Mão
Mèo
Tuổi Thìn
Rồng
Tuổi Tị
Rắn
Tuổi Ngọ
Ngựa
Tuổi Mùi
Dê
Tuổi Thân
Khỉ
Tuổi Dậu
Gà
Tuổi Tuất
Chó
Tuổi Hợi
Heo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét