Bạn đang đọc bài viết Xem tướng khí sắc trong Tướng thuật tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Xem tướng Xem tướng khí sắc trong Tướng thuật và thuật xem tướng khuôn mắt, sắc mặt đoán biết vận mệnh và cuộc đời của con người. coi tướng khí sắc,bói tướng mặt, xem bói tướng và Tìm hiểu về thuật xem bói, bói toán, bói tướng, xem tướng, nhìn tướng người biết số phận cuộc đời. . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Hoàng Đạo cực hấp dẫn!
Sắc là ánh sáng toả ra trên tướng mặt của con người. Nếu muốn xem một người có xuất thân cao quý hay bần tiên thì chỉ cần nghe giọng nói của người đó có thể biết được. Nếu muốn xem hoạ phúc, cát hung của một người thì cần xem khí sắc của họ ta.
Sắc sáng thì tâm tĩnh
Sắc lộ ra từ một người phải sáng mới là sắc tốt, điều này cho thấy người này luôn bình tĩnh, làm việc rất chắc chắn.Sắc tối thì tâm loạn
Người có sắc lộ ra ngoài u tối sẽ luôn suy nghĩ rối bời, nhỏ nhen, hẹp hòi, làm việc gì cũng khó thành công, không đến đầu đến đuôi.Sắc khác với ánh sáng là ở chỗ sắc là màu Sắc hiện trên da thịt, còn ánh sáng giống như đoá hoa, có thể mang lại sinh khí và ánh sáng cho da thịt.
Sắc u tối: tâm loạn sinh hoạ
Sắc là ánh sáng toả ra trên khuôn mặt con người. Người có hơi thở mạnh mẽ, song sắc mặt lại non nớt thì đa phần là kẻ tâm thuật bất chính, lúc nào cũng xoen xoét nói cười. Còn có một số người, thường ngày trông lúc nào cũng lạnh lùng, nhưng thực tế lại là người hiếu thắng, có nhiều tài năng.Đây chính là sự bí ẩn của việc xem tướng. Giọng nói phát ra từ trong lòng con người, còn khí sắc lại biểu hiện trên tướng mặt của con người. Nghe kỹ giọng nói của một người thì có thể biết được anh ta được giáo dục như thế nào, suy nghĩ của anh ta ra sao, từ đó suy đoán được anh ta cao quý hay thấp hèn. Mà muốn luận đoán hoạ phúc, cát hung trước mắt thì còn cần quan sát và nghiên cứu kỹ khí sắc của con người.
Nếu một người có sắc mặt rạng rỡ, tươi sáng thì cho thấy anh ta là người trầm tĩnh, biết đối nhân xử thế.
Nếu một người có sắc mặt u tối, mụ mị cho thấy anh ta là người nông nổi bộp chộp, hơn nữa còn hẹp hòi, xảo trá, không biết bao dung, người như vậy chắc chắn sẽ thường xuyên xảy ra sai lầm, làm việc không đến đầu đến đuôi.
Kinh văn lại nói, người có sắc mặt giống như cành lá cây tùng, cây bách thì lâu dần tự nhiên sẽ toả ra một loại ánh sáng trong xanh, kiểu sắc mặt này gọi là lão sắc. Sắc quý thường ẩn giấu bên trong, trải qua một thời gian nhất định sẽ dần dần hiện lên trên nét mặt, nhưng phải lộ phía dưới da thịt mới tốt, không nên lộ ra trên tướng mặt.
Sắc hợp đạo trung dung: người đại quý
Khí sắc của một người biểu hiện giống nhau trên tướng mặt và trên thân thể, cũng như cây cỏ, trong một ngày dù có thay đổi thế nào vẫn đẹp. Nếu có được sắc mặt như vậy thì có thể xem là hợp đạo trung dung. Một quý nhân thực thụ có cốt cách phi phàm, thân thể cường tráng, thần khí rõ ràng, sắc mặt tươi tắn, hồng hào thì sắc mặt của người này càng nhìn càng xuất chúng, như vậy, rõ ràng là dù cây cỏ có thay đổi ra sao thì vẫn đep.Còn như, sắc mặt càng non nớt thì càng không thể giữ được lâu, ví như bông hoa sớm nở tối tàn, chỉ có thể tươi đẹp trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Sắc mặt như vậy gọi là “phai sắc", giống như hoa nở rộ vào mùa xuân, không lâu sau sẽ lụi tàn.
Vô sắc: sắc của bậc chí nhân
Người bình thường chỉ biết rằng có thể quan sát thấy sắc mặt, nhưng lại không hiểu về sự bí mật của vô sắc, không gây chuyện thị phi, không vui không buồn, lúc nào cũng bình tĩnh, ôn hoà như thân cây ngũ cốc, loại sắc mặt này là sắc mặt của bậc chí nhân, còn người bình thường không thể có được.Trong “Nam Hoa kinh” có viết: khi Khổng Tử bái kiến Lão Tử, vào đúng lúc Lão Tử đang tĩnh định, hình như cây khô. Thực ra, màu sắc hiện trên tướng mặt tướng ứng với tâm tư của con người và phù hợp với khí của con người. Không bị vật chất chi phối thì hiển nhiên cũng sẽ không bị mờ mắt trước sự vật, cho nên không hành động một cách mù quáng, bên ngoài không bàn chuyện thị phi, bên trong không chú ý tới được mất, bởi vậy mới ung dung tự tại. Trong lòng yên tĩnh, hợp với đạo của tạo hoá, tâm tư không bị chi phối bởi ngoại cảnh, trong lòng như tro nguội thì tướng mặt sẽ giống như cây khô. Hình như cây khô không phải là chỉ sắc mặt như cây khô, mà là chỉ tâm tư yên tĩnh, thần thánh khí định, hoà cùng vạn vật, chỉ có bậc thánh nhân mới có tu dưỡng như vậy. Đoạn sau, trong nguyên văn có đưa ra ví dụ về Hồ Khâu Tử Lâm, Liệt Ngư Khấu để chứng minh những thánh nhân có tướng mặt này.
Sắc mặt giống như mây che khuất mặt trời, sắc mặt biểu lộ ra bên ngoài. Còn ánh sáng lại giống như trăng mùa thu, hiện ra từ bên trong và ngoài tướng mặt. Đoạn này nói về ánh sáng toát ra trên khuôn mặt của con người. Người đời thường coi sắc mặt giống với ánh sáng, mà không hề biết rằng sắc mặt của con người khác với ánh sáng, cần phải nghiên cứu kỹ.
Sắc tương ứng với tâm, hợp với khí, nếu không gây chuyên thị phi, không vui không buồn, yên tĩnh, hài hoà như cây khô, như vậy gọi là vô sắc, là sắc của bậc chí nhân.
Tổng quan xem tướng số con người
- Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng
- Nền tảng và nguyên nhân khiến Tướng thuật trở nên thịnh hành
- Cách xem tướng người qua Hình tướng, Khí sắc và Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Mặt
- Tổng quan xem bói tướng Tay
- Tổng quan xem bói tướng Đầu
- Tổng quan xem bói tướng Tóc
- Tổng quan xem bói tướng Nốt ruồi
- Tổng quan xem bói tướng Chân
- Tổng quan xem bói tướng Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Khí sắc
Bạn là chòm sao nào?
Bạch dương
21/03 - 19/04
Kim ngưu
20/04 - 20/05
Song tử
21/05 - 20/06
Cự giải
21/06 - 22/07
Sư tử
23/07 - 22/08
Xử nữ
23/08 - 22/09
Thiên bình
23/09 - 22/10
Thần nông
23/10 - 21/11
Nhân mã
22/11 - 21/12
Ma kết
22/12 - 19/01
Bảo bình
20/01 - 18/02
Song ngư
19/02 - 20/03
Bạn là con giáp nào?
Tuổi Tý
Chuột
Tuổi Sửu
Trâu
Tuổi Dần
Hổ
Tuổi Mão
Mèo
Tuổi Thìn
Rồng
Tuổi Tị
Rắn
Tuổi Ngọ
Ngựa
Tuổi Mùi
Dê
Tuổi Thân
Khỉ
Tuổi Dậu
Gà
Tuổi Tuất
Chó
Tuổi Hợi
Heo
0 nhận xét: